Giai đoạn bắt đầu mùa mưa là thời điểm mà kiến ba khoang thường xuất hiện nhiều nhất gây ra nhiều lo ngại cho cộng đồng đặc biệt là các khu vực chung cư, tòa nhà cao tầng.
Tên gọi và đặc điểm sinh thái của Kiến ba khoang
Kiến ba khoang có tên khoa học là Paederus fuscipes Curtis, thuộc Họ Staphilinidae (cánh cụt), Bộ Colleoptera (Cánh cứng), Lớp Insecta (Côn trùng), Ngành Động vật.
Về mặt hình thái học của loại kiến ba khoang rất đặc biệt: thân mình thon, dài như hạt thóc (dài 1-1,2cm, ngang 2-3mm), nhiều màu sắc khác nhau, nhìn giống con kiến; do đó, người ta hay gọi với nhiều tên gọi khác nhau như kiến hoang, kiến kim, kiến lác, kiến gạo, cằm cặp, kiến nhốt, kiến cong, …
Loài Kiến ba khoang có 3 đôi chân, bụng có đốt, trong đó có một đốt màu đỏ, bay và chạy rất nhanh; cơ thể đôi khi màu cam tối màu, hay sậm màu và nhọn ở vùng bụng, vùng bụng trên và đầu màu đen, vùng trên giữa phát quang ngũ sắc, óng ánh màu xanh, đính kèm đôi cánh cứng (elytra). Một đôi cánh trong suốt gấp lại gọn gàng và dấu bên dưới cánh cứng. Ban ngày, kiến ba khoang sẽ được nhìn thấy bò lê, hoặc bò nhanh ở quanh và giấu cánh tương tự như kiến. Khi bất thường, nó tăng kích thước phần bụng lên, có cử chỉ đe dọa như con bọ cạp và bản thân chúng cũng có thể bay và chạy nhanh trên nước.
Nơi sinh sống và tập tính
Kiến ba khoang thường sống ở ven ruộng, quanh gốc rạ, bãi cỏ, gần vùng nước, ruộng rau, trong những nơi đang xây dựng.
Về tập tính và thức ăn của chúng thì các loài bọ này thường tìm thấy trên các ruộng lúa (từ năm 1919), môi trường trường học, ký túc xá, khu ở trọ, nhà ở tập thể công nhân ngoại ô thành phố, có cỏ mọc xung quanh. Khi ruộng lúa xuất hiện rầy nâu, sâu cuốn lá, chúng tìm đến chui vào tổ sâu ăn thịt từng con, chúng được xem như là loài thiên địch. Khi ruộng lúa vào mùa gặt, chúng thường bay vào các khu chung cư cao tầng nơi có ánh sáng đèn Neon để ăn các loại côn trùng rầy nâu, bọ hóng….trong nhà.
Trong suốt mùa mưa, bão, lũ lụt các loại côn trùng này di chuyển đến các vùng khô ráo hơn. Sau những ngày mưa lũ làm ngập đồng ruộng, ao hồ thì vào ban đêm, kiến khoang theo côn trùng, theo ánh đèn bay vào nhà. Những người làm việc dưới ánh đèn bị côn trùng rơi vào cổ, mặt, thân mình vô tình giơ tay đập, quệt, chà sát côn trùng và chất Pederin có trong côn trùng rơi vào da. Có khi côn trùng rơi vào bể tắm, bồn tắm hoặc bám vào khăn mặt, quần áo. Người bệnh không chú ý, chà xát phải côn trùng gây thành viêm da bọng nước (có trường hợp người bệnh giết côn trùng và đưa tay quết lên da và tạo thành vết thương).
Ở Việt Nam, chúng được phát hiện cách đây vài năm ở các khu chung cư cao tầng: Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh… nơi gần với cánh đồng lúa. Loài này thường xuất hiện vào mùa thu, thời gian vào dịp thu hoạch vụ mùa lúa, với mật độ nhiều hơn so với các tháng trong năm.
Tác hại của Kiến ba khoang
Kiến ba khoang không chủ động tấn công người bằng cách đốt hay cắn nhưng nếu lỡ tay đập, chà hoặc tác động vật lý lên kiến ba khoang có thể làm giải phóng độc tố Pederin. Chất độc này sẽ gây tổn hại da làm da nổi bọng nước, ngứa rát, khi gãi có thể gây vỡ vết thương, lở loét…
Đặc biệt, khi đập kiến trên da có thể khiến vùng bị thương lan nhanh, rộng đồng thời cộng sinh dính vào da khiến mức độ tổn thương tăng cao.
Tác hại của chúng trong phần lớn trường hợp không gây nguy hại đến tính mạng. Đa phần sẽ là những tổn thương trên da nhỏ hoặc theo mảng lớn tùy theo thời điểm chữa trị là nhanh hay chậm. Nếu chữa trị kịp thời thì vết thương có thể hết trong khoảng thời gian vài ngày, nếu không chữa trị kịp thời có thể gây lở loét nặng và nhiễm trùng nếu không xử lý đúng cách.
Nặng nhất có lẽ là tổn thương khi lỡ dùng tay quét độc pederin hoặc kiến văng vào mắt có thể gây viêm kết mạc, sưng nề phần quanh mắt và thậm chí có thể mù tạm thời
Phòng trừ Kiến ba khoang như thế nào?
Kiến ba khoang thường xuất hiện theo mùa và đa phần có thể ngăn chặn bằng các biện pháp:
+ Sử dụng lưới côn trùng cho khu vực cửa sổ và cửa ra vào
+ Vệ sinh môi trường xung quanh, phát quang các bụi cỏ quanh nhà
+ Mặc quần áo tay dài và đeo kính bảo hộ đi đi ra ngoài đường đặc biệt ở các khu vực đang xây dựng hoặc khu vực ít dân cư
+ Tắt bớt các bóng đèn không cần thiết vào ban đêm hoặc sử dụng đèn ánh sáng vàng
+ Trước khi đi ngủ cần quét sạch nền và kiểm tra côn trùng trong chăn mền. Nên mắc mùng khi đi ngủ để ngăn côn trùng xâm nhập
+ Với mật độ nhiều và gây đe dọa cần chọn một đơn vị cung cấp dịch vụ kiểm soát dịch hại chuyên nghiệp để họ lập ra kế hoạch kiểm soát tối ưu cho chúng. Thông thường dịch vụ kiểm soát Kiến ba khoang thường đi kèm miễn phí với các dịch vụ khác do thuốc diệt côn trùng thế hệ mới có phổ diệt rất rộng (Ngoài Kiến ba khoang còn diệt cả ruồi, muỗi, kiến, gián và các loài côn trùng khác) rất an toàn hiệu quả và được các chuyên gia của Tam Hiệp đảm trách thực thi bằng các thiết bị chuyên dụng
Xử lý thế nào khi kiến ba khoang xuất hiện:
+ Không đập hoặc tác động vật lý lên kiến ba khoang, có thể quét nhẹ hoặc thổi kiến ba khoang ra khu vực khác
+ Nếu có tiếp xúc trực tiếp qua da kiến bò trên người hoặc dùng tay đưa kiến ra nơi khác thì cần rửa kĩ khu vực tiếp xúc để hạn chế tác hại có thể xảy ra
PestMaster – Tam Hiệp sẽ làm gì?
Bốn bước nhằm tối ưu khả năng kiểm soát dịch hại trong khu vực
- Khảo sát: cuộc khảo sát bởi chuyên gia giàu kinh nghiệm của PestMaster – Tam Hiệp sẽ giúp chúng tôi đánh giá được cơ sở của quý Khách sẽ cần phải làm gì để kiểm soát Kiến ba khoang với lượng hoá chất tối thiểu nhưng vẫn đạt được hiệu quả tối đa và lâu dài.
- Đề xuất giải pháp (Bảng báo giá): Sau khi khảo sát PestMaster – Tam Hiệp sẽ đề xuất các phương án giải quyết và chi phí phù hợp tương ứng với mức độ dịch hại tại cơ sở của quý Khách.
- Triển khai thực hiện dịch vụ (Hợp đồng dịch vụ): Sau khi hai bên thống nhất giải pháp và chi phí, sẽ có thể ký kết hợp đồng dịch vụ một năm để quý Khách có thể an tâm hoạt động – sản xuất, hoặc thực hiện theo từng sự vụ riêng lẻ khi có như cầu dập dịch.
- Lợi ích của hợp đồng dịch vụ 1 năm: Hàng tháng PestMaster – Tam Hiệp sẽ thông tin đến Khách hàng về kết quả kiểm soát dịch hại, xu hướng dịch hại trong thời gian tới cũng như các nguy cơ dịch hại tiềm tàng khác để hai bên cùng phối hợp chủ động có những hành động phù hợp cùng với những hành động phòng ngừa.
Như vậy, với 4 bước trên PestMaster – Tam Hiệp sẽ hoàn thiện hệ thống kiểm soát dịch hại tổng hợp, giúp khách hàng đảm bảo an toàn để sinh hoạt và sản xuất đặc biệt trong mùa Kiến ba khoang phát triển mạnh.
Xem thêm: Bảng giá tổng hợp
Liên hệ tư vấn và đăng ký dịch vụ
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI & DỊCH VỤ TAM HIỆP
» Địa chỉ: 42/6 Trần Đình Xu, P. Cô Giang, Q.1, TP. HCM
» Điện thoại: (028) 3837 4729
» Hotline: 0903619921 – 0964482768 – 0938467712
» Email: office@pestmaster.vn
» Website: https://dietcontrung.health.vn