Hiện nay, trên thế giới có khoảng 3.100 loài mối và tại Viêt nam có khoảng hơn trăm loài, nhưng phát triển mạnh mẻ nhất chính là loài mối đất Đài Loan (danh pháp khoa học: Coptotermes formosanus) là một loài mối trong họ Rhinotermitidae.  Nó đã được vận chuyển đi đến khắp nơi trên thế giới từ quê hương nguồn gốc của nó ở miền nam Trung Quốc đến Đài Loan và Nhật Bản (Đài Loan trước đây được các nước phương Tây gọi là Formosa, nơi mà nó lấy danh pháp khoa học.

Tác hại:

Mối Formosanus thường có biệt danh siêu mối bởi vì khả năng hủy diệt của nó nhờ vào kích thước lớn của tập đoàn mối, cộng với khả năng tiêu thụ gỗ với tốc độ chóng mặt. Một tập đoàn mối đơn lẻ có thể chứa hàng triệu cá thể (so với vài trăm ngàn mối cho các loài mối khác dưới mặt đất) có thể tàn phá lên đến 100 m trong đất. Một tập đoàn mối này khi trưởng thành chúng có thể tiêu thụ đến 400 gram gỗ một ngày. Bởi vì kích thước dân số lớn và phạm vi tìm kiếm thức ăn rộng, nên sự hiện diện của một tập đoàn mối này đặt ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với cấu trúc gỗ.

Lịch sử:

Mối đất Đài Loan đã được mô tả lần đầu tiên tại Đài Loan vào đầu thế kỷ 20, nhưng mối đất Đài Loan có lẽ là đặc hữu của miền nam Trung Quốc. Loài phá hoại này dường như được vận chuyển đến Nhật Bản trước khi thế kỷ 17 và Hawaii vào cuối thế kỷ 19 (Su và Tamashiro 1987). Đến năm 1950, nó đã được báo cáo tại Nam Phi và Sri Lanka. Trong những năm 1960, nó đã được tìm thấy tại Texas, Louisiana, và Nam Carolina. Mối đất Đài Loan hiếm khi được tìm thấy ở phía bắc của 35 ° vĩ Bắc. Chúng đã được báo cáo từ 11 quốc gia bao gồm: Alabama, California, Florida, Georgia, Hawaii, Louisiana, Mississippi, North Carolina, South Carolina, Tennessee, và Texas. Phân bố của chúng họ có thể sẽ tiếp tục bị hạn chế đến các khu vực phía nam của Hoa Kỳ bởi vì những quả trứng nở dưới khoảng 20 °C (68 °F).

Tổ chức xã hội của mối:

Mối là nhóm côn trùng có “tính xã hội” cao. Thường làm tổ sâu dưới đất. Trong tộc đoàn mối mỗi cá thể được phân công lao động rõ ràng. Mối chúa có khả năng kiểm soát số lượng từng loại cá thể bằng pheremon,

Mối chúa:

Đầu nhỏ, bụng to (có thể dài từ 12–15 cm). Bộ phận sinh dục phát triển.

Mối chúa có thể sống 10 năm; lúc đầu đẻ ít trứng, sau 4-5 năm, bộ phận sinh dục trưởng thành, mỗi ngày có thể đẻ ra 8.000-10.000 trứng. Mối chúa sống được 10 năm và khi chết đi mối chúa dự bị sẽ lên thay thế. Tộc đoàn cứ thế phát triển, có thể lên đến 100 năm nếu điều kiện môi trường thuận lợi, quan trọng nhất là lượng thức ăn.

Mối chúa phải cân bằng số lượng các thể của mỗi giai cấp để không xảy ra tình trạng mất cân bằng số lượng giữa các tầng lớp bằng một loại hóa chất đó là pheromon, chất này được tiết ra từ tuyến lệ của mối chúa và được lan truyền cho cả tộc đoàn qua đường mối thợ và mối lính.

Khi con mối chúa còn sống thì không có con mối nào có thể phát triển để trở thành mối chúa lúc đó những con mối non chỉ có thể phát triển thành mối lính và mối thợ để thay thế cho những con đã chết đi. Khi mối chúa chết hoặc trở nên cằn cỏi và không còn pheromon mối chúa để khống chế tộc đoàn. Con mối chúa dự bị sẽ phát triển thành mối chúa chính thức và tiếp tục duy trì tộc đoàn.

Mối thợ:

Cơ thể nhỏ, các chi phát triển, chiếm số đông, tới 70-80% trong đàn mối, gánh vác mọi công việc trong vương quốc như xây tổ, làm đường, chuyển trứng, hút nước, nuôi nấng mối non… Mối thợ sống được từ 1 đến 2 năm.

Mối thợ chỉ tấn công cấu kiện gỗ vì chúng thích ăn chất cellulose của gỗ. Mối thợ có giác quan hai bên miệng kiểu nhai đặc biệt, vòm họng rất chắc. Chất cellulose của gỗ khó tiêu hoá nhưng đường ruột mối có một loài siêu trùng roi tiết ra dung môi có thể phân giải cellulose thành đường cung cấp cho mối. Chúng cung cấp thức ăn cho cả tộc đoàn bằng cách nôn ra cho mối chúa ăn và đi ra đường phân cho các giái cấp khác sử dụng. Vậy giết được mối thợ chúng ta sẽ kiểm soát được cả tộc đoàn mối.

Mối Lính:

Mối lính phân hóa từ mối thợ. Mối lính không nhiều, chủ yếu canh gác và tấn công khi có kẻ thù xâm nhập. Cặp hàm trên mối lính rất phát triển (là vũ khí lợi hại của chúng), có con còn có tuyến hàm tiết ra dịch nhũ trắng, khi đánh nhau có thể phun chất dịch làm mê đối phương.

Giác quan hai bên miệng của mối lính rất đặc biệt, mất khả năng lấy mồi, do đó mối thợ phải cho mối lính ăn. Mối lính sống được từ 1 đến 2 năm.

Mối cánh (Mối cánh / mối phân đàn):

Một tộc đoàn mối có thể sinh sàn ra hơn 70.000 mối cánh non từ mối cánh non này sẽ tạo ra hai loại mối cánh cái và đực để phân đàn.

Vào đầu tháng 5, tháng 6 hằng năm, mối cánh từ trong tổ bay ra, bay không lâu thì rụng cánh và bò, mối đực tìm mối cái giao phối, gặp hoàn cảnh thích hợp như có những khe hở tường với đất thì chui xuống đất làm tổ sinh nở. Mối đực chuyên giao phối, mối cái đẻ khoảng 15 – 30 trứng; chúng là cơ sở sinh sôi đàn mối cho tổ mới. Sau khi làm tổ 10 ngày thì bắt đầu đẻ trứng, một tháng sau mối non ra đời, sau hai tháng, qua mấy lần lột xác lớn lên thành mối thợ và mối lính.

Mối sinh sản dự bị: là mối chăm sóc cho mối chúa và sẽ thay thế mối chúa khi mối chúa chết đi.

Ngăn ngừa và kiểm soát:

Hiện nay, có nhiều phương pháp để ngăn chặn loài mối nguy hiểm này nhưng tựu trung lại một là làm một biên giới hóa chất dưới chân công trình xây dựng, hai dùng thuốc lan truyền để diệt mối chúa và cả tộc đoàn mối. Tìm hiểu sâu vào mặt ưu khuyết của các phương pháp này:

Phương pháp lập hàng rào hóa chất:

Phương pháp này hiệu quả khi áp dụng trước khi xây dựng. Hóa chất có thể được thiết lập từ hố móng và mặt dưới công trình. Có nhiều loại hóa chất được sử dụng, có loại không cho môi đi qua, có loại cho mối đi qua và bị nhiễm thuốc và gây chết cả tộc đoàn. Nhưng rồi hàng rào hóa chất này ngày càng giảm hiệu quả theo thời gian. Và đến lúc nào đó công trình lại không được bảo vệ.

Phương pháp diệt mối tận gốc:

Phương pháp này áp dụng bất cứ lúc nào ta phát hiện ra mối đang tấn công cấu kiện gỗ. Cốt lõi của phương pháp này là giả lập cấu kiện gỗ để nhử mối vào tấn công cấu kiện gỗ. Sau khi thấy đủ số lượng cần thiết, tiến hành bơm thuốc để toàn bộ mối đang tấn công cấu kiện gỗ sẽ mang thuốc về tổ và lan truyền toàn bộ tộc đoàn bị nhiễm thuốc.

Hiểu được đặc tính sinh học của chúng, PestMaster thiết lập quy trình thăm dò ngăn ngừa và kiểm soát mối hiệu quả cho mọi loại hình công trình quan trọng tại Việt Nam.