Cách xử lý khi bị con ruồi trâu làm tổ trên người

con ruồi trâu làm tổ trên người

Ruồi trâu là loại côn trùng gì? Chu kỳ phát triển của ruồi trâu gồm mấy giai đoạn? Phải xử lý như thế nào khi bị con ruồi trâu làm tổ trên người? Cùng tham khảo ngay những thông tin hữu ích trong nội dung bài chia sẻ dưới đây của Tam Hiệp Pestmaster bạn nhé!

Giới thiệu chung về loài ruồi trâu

Tabanidae là tên khoa học của loài ruồi trâu, thuộc vào họ Diptera – bộ ruồi hai cánh. Hiện nay, có rất nhiều loài ruồi trâu sinh sống trên trái đất, có nhiều loài đẻ trứng tạo ra kí sinh trùng nguy hiểm cho vật nuôi và con người.

Ruồi trâu có thân hình lớn hơn so với các loài ruồi khác, được bao phủ bởi nhiều lông và sọc khắp thân, có nét pha lẫn giữa ong và ruồi. Ấu trùng của ruồi trâu kí sinh trên động vật và con người, có thân hình màu trắng với những gai nhỏ màu đen. Chiều dài cơ thể của chúng dao động từ 12mm đến 19mm, tùy vào đặc tính loài mà chúng sẽ có màu sắc khác nhau.

Nếu vô tình nhiễm phải loài ký sinh này, bạn có thể gặp nhiều nguy hiểm. Vết chích hút máu của ruồi trâu thường gây đau nhức vài ngày và nếu không được điều trị sẽ tạo thành biến chứng.

Chu kỳ phát triển của ruồi trâu

Ruồi trâu có chu kỳ phát triển tương tự như các loài ruồi thông thường, bao gồm các giai đoạn từ trứng, ấu trùng cho đến ruồi trưởng thành. Tuy nhiên, điều đặc biệt của loài ruồi này là chu kỳ sống của nó liên quan đến động vật có vú. Vì chúng sống kí sinh từ giai đoạn trứng đến ruồi trưởng thành.

Giai đoạn trứng

Giai đoạn trứng của ruồi trâu bắt đầu khi ruồi cái sau khi giao phối với ruồi đực sinh đẻ trứng. Và trứng này sẽ được ruồi cái cấy trực tiếp hoặc thông qua các vật trung gian lên vật chủ, chúng sẽ bám và xâm nhập vào cơ thể của vật chủ. Ở trong tự nhiên, ít khi người ta thường ruồi cái đặt trực tiếp lên vật chủ nó chủ yếu lây nhiễm bằng vật trung gian.

Giai đoạn ấu trùng

Sau đó, trứng sẽ nở thành ấu trùng và tiến hành chui xuống bên dưới làn da của vật chủ để phát triển. Giai đoạn này, ấu trùng liên tục phát triển và sử dụng cơ thể vật chủ làm thức ăn. Trên thế giới, đã có rất nhiều trường hợp nhiễm ký sinh bởi ấu trùng ruồi trâu cực kỳ nguy hiểm.

Giai đoạn trưởng thành

Sau khi qua giai đoạn ấu trùng, nó sẽ lột xác để trở thành ruồi trưởng thành và bay đi bắt đầu một chu kỳ sinh trưởng mới. Và nó sẽ lại tiếp tục vòng đời tương tự như vậy để duy trì nòi giống.

Con ruồi trâu làm tổ trên người có nguy hiểm không?

Ruồi trâu là một loài côn trùng gây hại cho động vật có vú và con người . Bởi nó thường gây ra những vết cắn không ngừng của chúng có thể gây sụt cân ở một số loài vật và đau đớn cho con người. Chúng có phần miệng giống như con dao nhỏ để rạch da bằng một chuyển động như cây kéo. Trên trái đất có rất nhiều chủng loại ruồi trâu, trong đó có loài rất nguy hiểm đang tồn tại ngay ở Việt Nam – loài ruồi trâu hút máu, còn được gọi là ma cà rồng.

Một số vết cắn của ruồi trâu có thể dẫn đến viêm mô tế bào, nhiễm khuẩn nên cần hết sức cảnh giác. Chưa kể đến việc bị con ruồi trâu làm tổ trên người, đẻ ấu trùng trên da có thể nguy hiểm đến tính mạng. Ấu trùng sẽ hút dịch và mô trực tiếp ở da để phát triển gây viêm loét, nhiễm trùng vào da, đặc biệt là máu. Khá nhiều người đã bị tình trạng này và phải nhập viện trong tình trạng khẩn cấp. Điều đó chứng tỏ chúng ta nên cảnh giác loại côn trùng này ở cấp độ cao nhất. Vì vậy, nếu xuất hiện bất cứ triệu chứng dị ứng nào hoặc trên da xuất hiện những dấu hiệu nhiễm trùng như sưng, mủ, người bị cắn nên đi khám bác sĩ để được chữa trị kịp thời.

Cách xử lý khi bị ruồi trâu cắn, làm tổ trên người

Nếu vết cắn của ruồi trâu chỉ ở mức độ nhẹ, gây ngứa và không có triệu chứng nghiêm trọng khác, bạn có thể rửa vết thương bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát trùng trên bề mặt vết thương. Sau đó, bảo vệ vết thương hở bằng gạc hoặc băng sau khi đã sát trùng. Tuy nhiên, bạn không nên gãi vết đốt vì điều này có thể dẫn đến sưng tấy, nổi mụn nước và nhiễm trùng nghiêm trọng hơn.

Nếu vết ruồi trâu cắn không tự giảm sau khoảng 4 ngày, và càng sưng to và hơi sốt, bạn nên đi khám để được điều trị kịp thời. Nếu trong vòng 1-2 ngày từ khi bị cắn, vết cắn của ruồi trâu trở nên nặng hơn thì bạn nên đến bệnh viện ngay. Nếu bạn có triệu chứng như buồn nôn, sốt cao kéo dài, khó thở, chóng mặt và huyết áp tăng giảm thất thường, rất có thể bạn đã bị con ruồi trâu làm tổ trên người. Đây sẽ là tình trạng rất nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và có thể dẫn đến tử vong.

Bị con ruồi trâu làm tổ trên người vô cùng nguy hiểm và cần hết sức cảnh giác. Hi vọng rằng, với những thông tin chúng tôi cung cấp trong bài viết đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích. Nếu cần giải đáp thêm thắc mắc nào, đừng ngại liên hệ với Tam Hiệp Pestmaster để được tư vấn, hỗ trợ nhé!


 

Xem thêm: Bảng giá tổng hợp

Liên hệ tư vấn và đăng ký dịch vụ

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI & DỊCH VỤ TAM HIỆP

» Địa chỉ: 42/6 Trần Đình Xu, P. Cô Giang, Q.1, TP. HCM
» Điện thoại: (028) 3837 4729
» Hotline: 0903619921 – 0964482768 – 0938467712
» Email: office@pestmaster.vn
» Website: https://dietcontrung.health.vn