Hiện nay có nhiều phương pháp kiểm soát chuột được áp dụng phổ biến:
1. Biện pháp sinh học
Thuốc vi sinh vật trừ chuột được nghiên cứu và đưa vào sử dụng từ năm 50 của thế kỷ 20 tại một số nước như Liên Xô, Cu Ba, một số nước vùng Trung Mỹ. ở Việt Nam, Viện Bảo vệ Thực vật và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam nghiên cứu sản xuất và sử dụng bả diệt chuột sinh học từ năm 1993. Kết quả trong phòng thí nghiệm cho chuột ăn từ 1 gam đến 5 gam bả diệt chuột sinh học (BDCSH)/con, thời gian chuột chết sau khi ăn bả là từ 4 – 6 ngày. Thời gian chết của chuột sau khi ăn bả phụ thuộc vào khối lượng bả chuột ăn (chuột ăn nhiều bả số lượng vi khuẩn nhiều chuột sẽ chết nhanh hơn chuột ăn ít bả) hiệu quả sử dụng đạt được từ 85% – 90%, bả không gây độc cho người và gia súc. Bả không tạo tính tránh bả cho chuột, thời gian bảo quản trong mùa hè ở nhiệt độ bình thường là từ 30 – 40 ngày, mùa đông bảo quản được từ 2 – 3 tháng.
Hiện nay người ta thường dùng biện pháp sinh học diệt chuột bằng thuốc Biorat.
Cơ chế tác động chế phẩm vi sinh vật phòng trừ chuột (Biorat):
- Quá trình gây bệnh được thực hiện chủ yếu qua đường tiêu hoá do thức ăn, chủ yếu gây bệnh bằng nội độc tố.
- Sản sinh ra 1 δ- endotoxin có bản chất lipopolysaccharide vốn có khả năng tác động đến nhiều mô khác nhau, đến các chức năng của mô .
- Từ khi thuốc bắt đầu tác động đến khi chuột có triệu chứng bệnh, thời kỳ ủ bệnh và chết đối với chuột cái từ 5 đến 10 ngày và chuột đực từ 3 đến 6 ngày.
- Thời gian phát triển bệnh đối với chuột cái từ 2 đến 3 ngày và chuột đực từ 1 đến 3 ngày. Sau đó chúng sẽ chết.
- Sau khi ăn BIORAT, chuột sẽ có triệu chứng sốt thương hàn. Chậm chạp hoặc có khi nằm tại chỗ. Da sần, lông không bóng và xù dựng. Chuột mất hết tính ranh mãnh và cảnh giác đặc trưng của chúng và mất cả tính phản xạ.
- Vi khuẩn Dạ dày, ruột non ngấm qua thành ruột hệ tuần hoàn máu bạch cầu lách thận gan. Làm xuất huyết vi mạch (từng chấm đỏ nhỏ li ti) đến xuất huyết toàn phần ở màng (màng da và màng thành các cơ quan nội tạng) của dạ dày và ruột. Qua quan sát, ta còn thấy gan sưng to, lách có nhiều chỗ bầm đen và thận bị xuất huyết nội.
- Bệnh có tính lây lan cao giữa những con bệnh và những con khỏe dẫn đến chứng dịch bệnh ở cả đàn chuột
- Sự diệt vong đạt 100% đối với những con ăn bả và 40% đối với những con khỏe tiếp xúc với những con bệnh
2. Biện pháp hoá học
Thuốc có độ độc tích lũy bao gồm thuốc chống đông máu như Brodifacoum, Diphacinone, Wafarine, Storm. Những loại thuốc trên thường gây chết cho chuột sau khi ăn từ 3 – 5 ngày, không tạo ra tính tránh bả như những loại thuốc gây độc cấp tính, tỷ lệ chuột ăn bả cao nên hiệu quả phòng trừ cao.
3. Dùng bẫy chuột
Các biện pháp thủ công như dùng bẫy keo, bẫy cơ học, bẫy lồng, được áp dụng ở các khu dân cư đông người, nơi cộng cộng nên đặt bẫy ở nơi vắng người, nơi chuột hay đi, cửa hang sẽ cho hiệu quả cao nếu áp dụng các biện pháp hóa học sẽ gây ảnh hưởng cho người và động vật. Ngoài ra còn có bẫy điện.
4. Âm thanh và hóa chất xua đuổi
Âm thanh có hiệu quả trong phòng trừ chuột, nhưng phải luôn thay đổi tần số, khoảng cách, nơi đặt sóng siêu âm sẽ có tác dụng xua đuổi và ảnh hưởng đến tiêu thụ thức ăn của chuột.
Sử dụng các hóa chất có tác dụng xua đuổi chuột để ngăn chặn sự cắn phá của chuột đối với các loại hàng hóa, dây cáp điện, thiết bị trong kho tàng, trường học và vật dụng, đây là hóa chất bay hơi nên thời gian xua đuổi không lâu.
5. Ngăn chặn sự xâm nhập của chuột
Những lổ thủng chuột thường xuyên ra vào có thể được chặn tạm bằng các miếng bùi nhùi sợi thép hoặc miếng dạ xanh rửa bát. Hãy dán chắc để tránh việc bị bung ra do chuột di chuyển.
Từ khóa tìm kiếm: diệt mối, diet moi, diệt mối tận góc, diet moi tan goc, diệt chuột, diet chuot,diệt côn trùng, diet con trung, diệt ruồi, diệt muỗi, diệt kiến, diệt gián