Thằn lằn là sinh vật quen thuộc. Chúng không gây hại trước mắt cho con người nhưng tác hại lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, kiểm soát thằn lằn gây hại là vô cùng cần thiết.
Thằn lằn hay thạch sùng là loại bò sát rất phổ biến tại nước ta và thường xuất hiện vào ban đêm trên tường, vách gần chỗ có ánh sáng, bóng đèn. Việc thằn lằn “ngang nhiên” xuất hiện và sinh sống cùng với con người là vì chúng ta cho rằng chúng vô hại, nhưng thực chất chúng mang những dịch bệnh ẩn, có thể lây sang con người. Việc kiểm soát thằn lằn gây hại nghe qua có thể là không quan trọng nhưng điều đó sẽ giúp bạn tránh được một số bệnh do động vật này gây ra. Một khía cạnh khác, thằn lằn có lợi trong việc bắt những loại côn trùng như muỗi, nhện, kiến… làm thức ăn nhưng mặc khác, tiếng kêu loài bò sát này nghe khó chịu về đêm.
Vì sao nên kiểm soát thằn lằn gây hại?
Sẽ rất khó khăn trong việc kiểm soát thằn lằn gây hại bởi chúng chạy rất nhanh, sống về đêm, trong các khe hở của tường, vách nhờ cơ thể nhỏ.
Thằn lằn có mặt không chỉ trong không gian gia đình mà còn sinh sống tại các khu vực như nhà hàng, văn phòng… gây mất thẩm mỹ, không vệ sinh.
Phân của thằn lằn không những làm bẩn tường mà còn có mùi hôi, khó chịu, khi chúng bò qua thức ăn sẽ để lại những vi khuẩn gây hại cho hệ tiêu hóa con người. Với những gia đình có trẻ nhỏ, sự xuất hiện của thằn lằn gây nhiều nguy hiểm, mất vệ sinh, tránh để bé tiếp xúc với phân động vật này.
Nước tiểu của thằn lằn không những khai mà còn gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm, ở những nơi có thức ăn thừa sẽ là nơi sinh sống, trú ngụ của loài sinh vật này. Vì thế, việc kiểm soát thằn lằn gây hại sẽ góp phần bảo vệ sức khỏe của gia đình và nơi làm việc, nhà xưởng của bạn.
Các phương pháp kiểm soát thằn lằn gây hại
Tuy việc đuổi, kiểm soát thằn lằn gây hại không phức tạp nhưng đòi hỏi chúng ta phải có phương pháp hợp lý để mang lại hiệu quả. Tùy vào không gian sống, địa hình công trình, môi trường xung quanh và số lượng thằn lằn nhiều hay ít, từ đó, sẽ chọn ra cách kiểm soát phù hợp, không gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày và môi trường xung quanh.
Kiểm soát thằn lằn gây hại bằng phương pháp đơn giản nhất.
Vì loài bò sát này hay sống trong các khe hở của tường và chỗ nào có thức ăn thừa, khu vực rửa ráy sinh hoạt nên nhà cửa cần phải giữ sạch sẽ, thông thoáng. Thức ăn thừa nên đổ đi hằng ngày tránh để qua ngày hôm sau.
Đồng thời tích cực diệt côn trùng như muỗi, kiến, gián… cách này vừa mang lại môi trường sống an toàn cho bạn vừa diệt được thằn lằn vì nguồn thức ăn của chúng không còn.
Ngoài ra, những khe hở của vách nên trám lại hoặc làm sao cho không còn lỗ hỏng trên trần nhà, vách nhằm chặn đường di chuyển để việc kiểm soát thằn lằn gây hại dễ dàng hơn.
Sử dụng phương pháp thủ công kiểm soát thằn lằn gây hại
Với một số cách như bẫy hay bắt thằn lằn tuy được sử dụng nhưng không hiệu quả vì tốn thời gian.
Những nơi có thằn lằn nhiều, thì đây không phải là giải pháp. Dân gian thường nuôi mèo để diệt thằn lằn nhưng chỉ phù hợp với một số gia đình. Hơn nữa, mèo chỉ bắt được một số nằm trong tầm kiểm soát.
Phun thuốc diệt thằn lằn
Đây cũng là một cách để kiểm soát thằn lằn gây hại, bằng việc sử dụng các loại thuốc hóa học diệt côn trùng. Tuy nhiên, cách này gây ảnh hưởng đến môi trường sống, thậm chí là hiểm họa với sức khỏe con người nên đây cũng không được coi là phương pháp hữu hiệu.
PestMaster – Biện pháp kiểm soát thằn lằn gây hại hiệu quả
Liên hệ với chúng tôi, bạn sẽ không còn lo lắng về việc xuất hiện thằn lằn trên tường cơ quan, nhà xưởng của mình.
Mỗi đối tượng khách hàng, chúng tôi sẽ có chương trình riêng phù hợp. Đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm sẽ mang đến cho khách hàng sự hài lòng từ các gói dịch vụ như diệt vi khuẩn, diệt chuột, diệt kiến, diệt gián…
———————————————
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI & DỊCH VỤ TAM HIỆP
- Địa chỉ: 42/6 Trần Đình Xu, P. Cô Giang, Q. 1, TP. HCM
- Điện thoại: 028.3837 4729
- Hotline:
- Anh Nhân : 0903 619 921
- Anh Hiệp : 0913 916 457
- Anh Thành : 0908 369 126
- Email: info@pestmaster.vn
- Website: https://dietcontrung.health.vn
———————————————-
Xem thêm diệt côn trùng
Bài viết có thể bạn quan tâm: Kiểm soát sinh vật gây hại đảm bảo sức khỏe và môi trường